Top bài viết hay

THI CÔNG & LẮP ĐẶT NHÀ LẮP GHÉP THÔNG MINH TẠI SƠN LA

Nhà lắp ghép thông minh ra đời nhờ những tiến bộ trong công nghệ xây dựng hiện đại có hệ thống kết cấu hoàn thiện. Mẫu nhà này được hình thành đáp ứng đượ nhiều yêu cầu như về chất lượng, hiệu quả chi phí cùng với thời gian thi công nhanh chóng. Các bộ phận khung của nhà lắp ghép cùng các tấm vật liệu đều được sản xuất trong nhà máy, từ đó giúp tiêu hao ít năng lượng và nguyên vật liệu, giảm thời gian thi công,... Hiện nay, mô hình này được sản xuất sao cho đảm bảo tiêu chí nhanh, đẹp, bền, đầy đủ công năng sử dụng và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Với những yêu cầu cao khi thiết kế và xây dựng, nhà lắp ghép thường được làm nhà ở cho công nhân, nhà xưởng, siêu thị, trung tâm thương mại, phòng khám, nhà trọ, trung tâm thể thao giải trí,…và công trình hạ tầng, công nghiệp.

1. Giá và chi phí xây dựng nhà lắp ghép thông minh

Giống như nhà truyền thống, giá nhà lắp ghép được tính dựa trên m2. Theo tính toán của các kiến trúc sư, một ngôi nhà lắp ghép sẽ tiết kiệm được trung bình 30% chi phí cho mỗi m2 so với nhà truyền thống thông thường. Nó thưởng được tính dựa trên 4 tiêu chí:

Giá nguyên vật liệu: Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng và chất lượng nguyên vật liệu do chủ sở hữu yêu cầu, nhưng thương nhà lắp ghép thông minh sẽ dùng chất liệu thép và panel là chính. Thép được dùng để làm khung, panel có thể được dùng làm vách, cửa chính...

Diện tích, số tầng xây dựng: giá nhà lắp ghép cũng phụ thuộc rất nhiều vào diện tích và số tầng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên vật liệu, số tiền và những khoản chi khác.

Vị trí bạn chọn: Tùy vào địa hình khó hay dễ, gần trung tâm hay hẻo lánh,… mà sẽ có mức chi phí khác nhau. Bởi chi phí vận chuyển cũng đóng vai trò không hề nhỏ.

Thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn, nhà hoàn thành nhanh thì các chi phí phát sinh thấp. Từ đó, giá nhà lắp ghép thông minh giá rẻ cũng sẽ có thể đạt được.

2. Gợi ý những mẫu nhà lắp ghép, bạn có thể tham khảo

Mẫu 1 - Nhà vườn lắp ghép

Có một ngôi nhà đẹp với một khu vườn riêng không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm với mẫu nhà nhỏ giữa vườn cây này để làm nơi thư giãn hoặc nghỉ ngơi cuối tuần của gia đình. Với kết cấu đơn giản cùng chất liệu gỗ mộc mạc, nhìn căn nhà này tổng thể trông cực kỳ ấn tượng.

Mẫu Thiết Kế Nhà Vườn Lắp Ghép - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Vườn Lắp Ghép - Hoàng Sa Việt

Mẫu 2 - Nhà lắp ghép 2 tầng

Nhà hai tầng lắp ghép đang là xu thế trong vài năm gần đây. Với phương pháp nhà lắp ghép khung thép, bạn có thể dễ dàng xây dựng thêm tầng với chi phí thấp và thời gian thi công nhanh chóng hơn những ngôi nhà 2 tầng truyền thống.

Mẫu Thiết Kế Nhà Lắp Ghép 2 Tầng - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Lắp Ghép 2 Tầng - Hoàng Sa Việt

Mẫu 3 - Nhà lắp ghép mái dốc có màu sắc nổi bật

Không chỉ là những màu sơn nổi bật mà phong cách này còn cho phép chúng ta sử dụng những loại chất liệu mới mẻ và thân thiện với môi trường. Với mẫu thiết kế này có phần phá cách nhưng tổng thể vẫn hài hòa và nổi bật căn nhà.

Mẫu Thiết Kế Nhà Lắp Ghép - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Lắp Ghép - Hoàng Sa Việt

XU THẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở BẰNG CONTAINER

Nhà container đang trở thành xu hướng nhà ở mới. Nhiều người lựa chọn xây nhà bằng container bởi vì thời gian thi công ngắn hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/10 thời gian xây nhà truyền thống. Và quan trọng nhất là ít chi phí đồng thời rất linh động, có thể di chuyển được. Nhà công-ten-nơ được thiết kế và thi công từ việc kết hợp những chiếc thùng container. Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng của gia đình để thiết kế nhà ở bằng một thùng container hoặc nhiều thùng container.

1. Giải pháp chống nóng cho nhà container hiệu quả

Hầu hết hiện nay, bất kỳ đơn vị thi công nào khi thiết kế và xây dựng nhà bằng container đều sử dụng kết hợp nhiều giải pháp chống nóng tiên tiến cho khách hàng. Thường sẽ có 2 phần cách nhiệt cơ bản như:

  • Cách nhiệt bên trong nhà

+ Phun foam cách nhiệt tất cả các vách mặt trong của ngôi nhà.

+ Lót thêm tấm panel loại dày 5cm chịu nhiệt tốt.

+ Sử dụng thêm bông thủy tinh, lớp xốp chống cháy,...

+ Hệ thống làm mát như quạt tản nhiệt, máy điều hòa không khí,...

  • Cách nhiệt từ ngoài nhà

+ Chọn sơn cách nhiệt bền bỉ với mưa nắng và có màu sắc sáng để phản quang ánh sáng.

+ Có thể ốp thêm ở mặt tường ngoài những tấm xi măng nhẹ, nhựa cao cấp hay thạch cao để hạn chế hấp thụ nhiệt vào bên trong ngôi nhà.

+ Trồng thêm cây xanh, làm giàn cây leo hay mái vòm vừa dùng để che nắng, vừa có tác dụng lọc không khí cho ngôi nhà của bạn.

2. Các mẫu thiết kế nhà container đẹp, bạn có thể tham khảo

Hiện nay, các kiến trúc sư đưa ra rất nhiều ý tưởng cho mô hình nhà ở container. Đó có thể là một ngôi nhà với chất liệu gỗ, thép,... 1 tầng hoặc 2, 3 tầng. Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế đang được ưa chuộng dưới đây để từ đó hoàn thiện ngôi nhà tương lai của mình.

Mẫu 1 - Nhà ở container tối giản

Kết cấu thép rất linh hoạt trong thi công nên có thể phù hợp với nhiều phong cách thiết kết khác nhau mà phong cách tối giản là 1 trong số đó. Nhà đẹp mà được xây dựng bằng phương pháp này còn dễ dàng bảo hành với chi phí thấp hơn thích hợp cho nhưng gia đình ít người.

Mẫu Thiết Kế Nhà Container - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Container - Hoàng Sa Việt

Mẫu 2 - Nhà container hiện đại

Phong cách tối giản hiện đại đó cũng đang là một xu hướng ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn nơi giao lưu nhiều nền văn hóa. Phương pháp xây dựng nhà container có thể biến bất kỳ ý tưởng thiết kế nào thành hiện thực.

Mẫu Thiết Kế Nhà Container Hiện Đại - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Container Hiện Đại - Hoàng Sa Việt

Mẫu 3 - Nhà container diện tích lớn

Nhiều người nghĩ rằng nhà container thường không kiên cố và chỉ phù hợp với những căn nhà nhỏ, tạm bợ. Thực tế đã có rất nhiều công trình xây dựng nhà container với diện tích lớn đẹp và kiên cố.

Mẫu Thiết Kế Nhà Container - Hoàng Sa Việt
Mẫu Thiết Kế Nhà Container - Hoàng Sa Việt

0779025789