Top bài viết hay

Kinh Nghiệm Chọn Cây Trồng Trong Nhà Giúp Thanh Lọc Không Khí

  • 17/08/2022
  • Trong một ngày bạn đã mệt mỏi nhiều trong công việc, chiều về bạn chỉ muốn một không gian yên tĩnh, để ngồi thư giãn, đọc sách, nghe nhạc, cùng ăn bữa tối với gia đình, nếu như nhà bạn không có sân rộng thì trồng cây trong nhà là sự lựa chọn dành riêng cho bạn.

    Cây trồng không chỉ làm không gian trong nhà trở nên đa sắc màu mà nó còn giúp thanh lọc không khí trong phòng. Ngoài ra cây trồng trong phòng còn mang ý nghĩa rất nhiều về mặt phong thủy, tùy từng loại cây mà đem đến sự may mắn hay sức khỏe dồi dào khác nhau. Tuy nhiên lựa chọn cây như thế nào, cách chăm sóc cây ra sao để nó luôn tươi tốt và xanh đẹp?

    Dưới đây là một số loại cây thường được trồng trong nhà và cách trong sóc cho mỗi loại cây

    1. Cây lưỡi hổ

    Cây lưỡi hổ hay còn cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng với dáng cây thẳng đứng và có viền ngoài phía lá, loại cây này không quá to nên không chiếm quá nhiều diện tích xung quanh, phù hợp trồng trong phòng làm việc hoặc trong nhà.

    Ngoài ra loại cây này cũng có tác dụng giúp làm sạch không khí, hấp thụ các độc tố trong nhà mang đến không gian trong sạch và thoáng mát hơn

    Hơn thế nữa, theo quan niệm phương Đông, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh loài hổ nên có khả năng xua đuổi ma quỷ, chống tà ma. Bên cạnh đó, dáng vẻ dũng mãnh của loài cây này cũng khiến cho gia chủ thêm cứng cáp và mạnh mẽ.

    Cách chăm sóc:

    Loại cây này rất dễ sống nên bạn không cần dành thời gian quá nhiều để chăm sóc cho cây nhưng bạn cần lưu ý những điều sau đây để cây có thể phát triển được tốt hơn và xanh tươi hơn.

    Ánh sáng: Lưỡi hổ chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng cây vẫn hợp với không gian có bóng râm, thời tiết không quá gắt, vì vậy cây thích hợp để đặt trong nhà.

    Đất: Bạn cần chuẩn bị đất tốt hoặc đất cát được trộn sẵn cùng phân bón, mùn, có độ kiềm cao.

    Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 - 30 độ C. Cây sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 10 độ C nên cây không phù hợp trồng ngoài trời ở mùa đông miền Bắc.

    Độ ẩm: Cây chịu được độ ẩm trung bình, nếu cao quá cây sẽ bị thối rễ. Chính vì thế, bạn cần hạn chế tưới nước cây lưỡi hổ. Vào mùa hè, bạn có thể tưới 1 lần/tuần. Vào mùa đông, bạn tưới 1 tháng/lần.

    Phân bón: Để cây phát triển nhanh, tốt hơn, bạn cần đáp ứng nhu cầu phân bón trung bình, khoảng 3 tháng bón phân/lần. Vào mùa đông, bạn nên hạn chế bón phân vì lúc đó cây hấp thụ rất kém.

    2. Cây dương xỉ

    Cây dương xỉ được xem như là máy lọc không khí tự nhiên, nó có thể làm giảm các tia bức xạ và ánh sáng xanh từ máy tính phù hợp khi đặt ở các văn phòng làm việc. Ngoài ra dương xỉ còn lọc nước rất hiệu quả, khi trồng chúng trong các bể nước thủy sinh hay bể cá, ngoài công dụng tách asen ra khỏi nguồn nước, lọc hết các chất bẩn có hại. Không những vậy cây còn mang đến màu xanh đầy sức sống và vẻ đẹp sang trọng cho gian phòng của bạn

    Trong phong thủy, cây dương dương xỉ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên định và bền bỉ, sự kiên cường và vươn lên của con người, việc trong cây dương xỉ trong phòng làm việc sẽ mang lại nhiều sự may mắn và nhiều nguồn cảm hứng thúc đẩy năng lượng trong quá trình làm việc

    Cách chăm sóc:

    Ánh sáng: Cây dương xỉ là loại cây ưa bóng râm, không chịu được ánh nắng trực tiếp quá lâu, vì thế thích hợp để trồng trong nhà, trong văn phòng. Tuy nhiên loài cây này rất dễ bị sâu bệnh nên trong 1 thời gian bạn nên kiểm tra lại nhiều lần về tình hình của cây.

    Đất: Bạn cần chuẩn bị đất tốt hoặc đất cát được trộn sẵn cùng phân bón, mùn, có độ kiềm cao.

    Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 - 30 độ C.

    Độ ẩm: Cây không chịu được nhiệt độ nóng và thời tiết nắng gắt, vì thế bạn nên tưới nước cho cây trung bình mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, và nên tưới dưới dạng phun sương để cây không bị thối rễ

    Phân bón: Dương xỉ không kén đất, tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng trên nền đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp. Để cây phát triển tốt hơn, bạn có thể trộn đất theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.

    3. Cây kim tiền

    Cây kim tiền còn được gọi là cây phát tài phát lộc thường được mọi người làm thành món quà tặng khi muốn dành một lời chúc cho đối phương. Loài cây này rất dễ trồng và ít sâu bệnh thường được dùng để trang trí trong nhà hoặc văn phòng. Người ta tin rằng trồng cây kim tiền trong nhà sẽ đem lại sư may mắn, giàu có và thuận hòa cho gia chủ, giúp họ thăng tiến trong công việc.

    Trong phong thủy người ta nói rằng từ “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” có nghĩa là giàu sang Phú Quý. Đặc biệt khi cây Kim tiền khi ra hoa sẽ đại diện cho vận may của gia chủ ngày càng phát tài, phát lộc và gặp nhiều may mắn. Vì thế người ta thường treo thêm trên cây Kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền vàng nhằm tăng thêm vượng khí cho cây và giúp chậu cây hội tụ đủ các yếu tố trong ngũ hành.

    Cách chăm sóc:

    Ánh sáng: Cây kim tiền là loại cây rất dễ sống, bạn có thể đặt trong bấm râm hoặc ở ngoài ánh sáng đều được, tuy nhiên đừng để cây ở dưới thời tiết nắng gắt quá lâu

    Đất: Nên chọn đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn đất với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất. Hoặc có thể mua các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.

    Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 - 30 độ C.

    Độ ẩm: Vì loại cây này rất dễ chăm sóc nên bạn chỉ cần tưới phun sương ngày từ 1 đến 2 lần và tưới đẫm nước 1 tháng 1 lần

    Phân bón: Khoảng từ 2 đến 3 tháng bạn nên bón phân cho cây kim tiền một lần. Bạn có thể mua phân bón cây kim tiền tại các cửa hàng chuyên bán cây cảnh. Nên rải một ít phân bón quanh gốc, và cách gốc khoảng 10 – 15cm.

    742 lượt xem
    0779.025.789