Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi trong giây lát!
Vui lòng lựa chọn loại báo giá!
- Trang Chủ Kinh Nghiệm Chia Sẻ Kinh Nghiệm BẢN VẼ GIẤY PHÉP - VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Giấy Phép Xây Dựng Của Nhà Lắp Ghép Cần Những Gì?
Nhà container lắp ghép di động đang trở thành xu hướng được ưa chuộng nhờ tính linh hoạt, tiện dụng và chi phí hợp lý. Với khả năng lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng di chuyển và ứng dụng đa dạng, loại hình nhà panel – nhà khung thép là lựa chọn hoàn hảo cho nhiều mục đích như:
- Làm nhà tạm tại công trường hoặc khu công nghiệp.
- Nhà ở linh hoạt tại các khu vực nông thôn.
- Không gian kinh doanh sáng tạo như quán cà phê, homestay.
Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là: "Nhà container lắp ghép di động có cần xin giấy phép không?". Đây là vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi sử dụng nhà container – nhà tạm mái tôn khung thép làm nơi ở lâu dài hoặc kinh doanh.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, quy định pháp lý và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn xây dựng nhà container lắp ghép.
Nhà container lắp ghép là gì?
Nhà container lắp ghép di động hay còn gọi nhà panel là loại hình nhà được xây dựng từ các thùng container cũ hoặc khung thép lắp ghép, kết hợp với các vật liệu như tấm panel cách nhiệt, mái tôn. Đây là giải pháp xây dựng hiện đại, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu nhà ở tạm, nhà vườn, văn phòng công trình hoặc kinh doanh di động.
Đặc Điểm Của Nhà Container Lắp Ghép Di Động
- Kết cấu linh hoạt:
- Khung thép chắc chắn, chịu lực tốt.
- Tấm vách panel cách nhiệt, mái tôn bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt.
- Thi công nhanh chóng:
- Thời gian hoàn thiện từ 7-30 ngày, nhanh hơn nhiều so với xây dựng truyền thống.
- Ứng dụng đa dạng:
- Làm nhà tạm, nhà vườn, văn phòng công trình.
- Homestay Bungalow, quán cà phê, hoặc cửa hàng di động.
Lợi Ích Của Nhà Container Lắp Ghép
- Tiết kiệm chi phí: Giá thành chỉ bằng 30-50% nhà xây thông thường.
- Dễ dàng di chuyển: Có thể tháo dỡ và lắp ráp lại tại vị trí mới.
- Thân thiện môi trường: Tận dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu lãng phí.
Nhà container lắp ghép di động là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần một không gian tiện nghi, nhanh chóng, và linh hoạt!
Ưu điểm và nhược điểm của nhà container
Ưu điểm
- Thi công nhanh chóng: Hoàn thành trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩn cấp.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm từ 30-50% so với nhà xây truyền thống.
- Dễ dàng tháo dỡ và di chuyển: Phù hợp với các dự án tạm thời hoặc cần thay đổi vị trí.
- Thân thiện với môi trường: Tái sử dụng container cũ, làm nhà tạm, nhà mái tôn khung thép, nhà tiền chế, giảm lượng rác thải xây dựng.
Nhược điểm
- Cách âm, cách nhiệt hạn chế: Cần sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt để khắc phục nhược điểm này.
- Yêu cầu giấy phép trong một số trường hợp: Sử dụng cố định hoặc tại khu dân cư cần tuân thủ quy định pháp luật.
Nhà container có cần xin giấy phép không?
Các trường hợp nhà tiền chế không cần xin giấy phép xây dựng
Luật xây dựng 2014 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 chỉ ra một số quy định về các công trình xây dựng.
Theo điểm c, khoản 1, điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020: Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Về nhà lắp ghép, là công trình xây dựng được liên kết định vị với đất, vì vậy khi xây dựng thi công nhà lắp ghép, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần tuân thủ các quy định trong Luật xây dựng đang hiện hành.
Khoản 30 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Từ các điều luật, quy định đã nêu ở trên, có thể kết luận rằng phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng các công trình nhà lắp ghép trừ một số trường hợp đặc biệt sau đây:
Theo khoản 30 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Như vậy, nhà container lắp ghép di động thuộc các trường hợp trên sẽ không cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhà container lắp ghép di động, nhà panel, nhà mái tôn khung thép thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, e, g, h và i (trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i) phải gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương.
Công trình xây dựng tạm theo khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 131 Luật Xây dựng 2014) là:
1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
a) Thi công xây dựng công trình chính;
b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
Vậy làm nhà trên đất nông nghiệp có cần phải xin giấy phép xây dựng không?
Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế lắp ghép:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà tiền chế lắp ghép phải được cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện pháp nhân thực hiện và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Không được nằm trong khu vực đất có khả năng bị ngập lụt, sụt lún hoặc đất thuộc khu vực di tích lịch sử, di sản văn hóa.
- Xây dựng không trái với mục tiêu đầu tư và mục đích xây dựng.
- Chuẩn bị xây dựng phải đảm bảo các quy định về chỉ giới xây dựng, an toàn cho các công trình lân cận.
- Phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, bảo vệ môi trường.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế lắp ghép
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (01 bản chính theo mẫu).
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (01 bản sao y công chứng).
- Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng (02 bộ chính, xem hồ sơ bên dưới).
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm (01 bản chính).
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (01 bản sao y công chứng).
- Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế (bản sao có chứng thực).
- Chứng chỉ hành nghề của chủ trì các bộ môn thiết kế (bản sao có chứng thực).
Ngoài ra, tùy từng trường hợp sẽ cần bổ sung các loại giấy tờ khác như:
Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
Đối với trường hợp xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế trong khu công nghiệp cần bổ sung thêm các loại giấy tờ sau:
- 01 bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư.
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Thủ tục giấy phép xây dựng nhà tiền chế
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đầy đủ theo quy định chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng, cụ thể tại Ủy ban nhân dân phường, quận tại địa phương.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiến hành thủ tục kiểm tra, xem xét sơ bộ hồ sơ quy định các mẫu văn bản, theo thứ tự, số lượng nếu đáp ứng sẽ cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Trường hợp nếu hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế còn thiếu sẽ hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian làm việc 07 ngày. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế phải được trình cơ quan chuyên môn thẩm định và kiểm tra thực địa. Sau đó xem xét các tài liệu còn thiếu, không hợp lệ hay không phù hợp thực tế. Nếu thiếu, sai thông báo cho Chủ đầu tư xây dựng 1 lần bằng văn bản để bổ sung.
Việc thông báo cho Chủ đầu tư về các giấy tờ cần bổ sung, thay đổi được thực hiện tối đa 05 ngày. Sau khi có kết quả thực địa, để Chủ đầu tư hoàn tất hồ sơ bổ sung.
Trong trường hợp nếu hồ sơ bổ sung vẫn còn thiếu thì trong thời gian 03. Phòng quản lý đô thị sẽ thông báo về việc không cấp giấy phép xây dựng và nêu rõ nguyên nhân.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi ra xong giấy phép xây dựng nhà tiền chế thì theo thời gian quy định ghi tại phiếu hẹn Chủ đầu tư phải đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện để lấy Giấy xin phép xây dựng và đóng lệ phí theo quy định.
Xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép di động trên đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một trong những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai. Do vậy, khi xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép di động trên đất nông nghiệp cần phải đáp ứng quy định của Luật Đất đai về chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin giấy phép bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ. Chuyển đất thương mại, dịch vụ đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
- Đơn xin xây dựng nhà lắp ghép di động trên đất nông nghiệp được quy định trong những biểu mẫu liên quan đến đất nông nghiệp.
Xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép di động trên đất quy hoạch
Quy hoạch treo là quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đã công bố nhưng không thực hiện.
Khoản 5 Điều 94 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo”.
Như vậy, nhà lắp ghép di động trên đất quy hoạch thuộc khu vực theo quy định trên thì không được xây dựng mới mà chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nếu có giấy phép.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép di động trên đất quy hoạch
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trình tự xin giấy phép xây dựng nhà tạm, nhà tiền chế trên đất quy hoạch
Bước 1: Nộp hồ sơ đến UBND cấp huyện.
Bước 2: UBND cấp huyện tiến hành tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Xử lý yêu cầu.
Bước 4: Trả kết quả.
Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư cần nắm rõ công trình của mình thuộc loại hình nào để làm thủ tục pháp lý phù hợp, tránh trường hợp bị phạt. Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công mà không có giấy phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt như sau:
Trường hợp 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp 2, 3;
Trường hợp 2: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Trường hợp 3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép có phần phức tạp, cần thực hiện qua nhiều bước. Tuy nhiên, trước hết các bạn cần đáp ứng được điều kiện sau:
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, xây dựng nhà.
- Công trình xây dựng nhà không nằm ở nơi sụt lún, ngập lụt, có di tích văn hóa, lịch sử.
- Không xây dựng nhà lắp ghép trái với mục đích ban đầu đã đề xuất.
- Đảm bảo chấp hành quy định nghiêm chỉnh về quy chế an toàn, chỉ giới trong xây dựng.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, môi trường.
Lưu ý khi chọn nhà container lắp ghép
Chọn đơn vị thi công uy tín
- Đảm bảo chất lượng vật liệu: Khung thép, tấm panel cách nhiệt, sơn chống gỉ.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Tư vấn thiết kế, thủ tục giấy phép xây dựng khi cần.
Kế hoạch sử dụng
- Xác định mục đích rõ ràng: Dùng làm nhà ở, văn phòng tạm hay kinh doanh.
- Tìm hiểu quy định tại địa phương: Tránh vi phạm pháp luật khi xây dựng.
Tham khảo các công trình nhà mẫu container lắp ghép – nhà panel tại:
- K hu vực Đông Bắc Bộ: Tại đây
- K hu vực Tây Bắc Bộ: Tại đây
- K hu vực Đồng Bằng Sông Hồng: Tại đây
- K hu vực Bắc Trung Bộ: Tại đây
- K hu vực Nam Trung Bộ: Tại đây
- K hu vực Tây Nguyên: Tại đây
- K hu vực Đông Nam Bộ: Tại đây
- K hu vực Tây Nam Bộ: Tại đây
Hoàng Sa Việt – Đơn Vị Thi Công Nhà Container Lắp Ghép Di Động Uy Tín
Hoàng Sa Việt là một trong những đơn vị thi công nhà container lắp ghép di động hàng đầu tại Việt Nam, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Hoàng Sa Việt cam kết mang đến những giải pháp tối ưu cho các công trình nhà ở, văn phòng, làm nhà tạm, nhà container, nhà lắp ghép, nhà mái tôn khung thép.
- Chất lượng vượt trội:
- Sử dụng khung thép chắc chắn, tấm panel cách nhiệt và mái tôn bền bỉ.
- Đảm bảo an toàn, chịu được thời tiết khắc nghiệt.
- Dịch vụ đa dạng:
- Thi công nhà container, nhà lắp ghép, và nhà mái tôn khung thép, nhà ở, văn phòng, làm nhà tạm.
- Phù hợp cho làm nhà ở tạm, văn phòng công trình hoặc quán cà phê di động.
- Chính sách hỗ trợ:
- Tư vấn miễn phí về thiết kế và pháp lý.
- Bảo hành dài hạn, hỗ trợ bảo trì nhanh chóng.
Cam Kết Từ Hoàng Sa Việt
- Thi công nhanh chóng, đúng tiến độ.
- Giá thành cạnh tranh, phù hợp ngân sách.
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, luôn đồng hành cùng khách hàng.
Hãy liên hệ Hoàng Sa Việt để được tư vấn và sở hữu ngay nhà container lắp ghép di động chất lượng cao!